Tư vấn





    Một số câu hỏi khác

    Tôi có ý định chạy bộ để cải thiện sức khỏe, nhưng đang lưỡng lự vì nghe bạn bè nói bộ môn này có thể gây đau đầu gối, thoái hóa khớp gối. Tôi muốn nhờ bác sĩ xác nhận giúp là thông tin này có đúng không và nếu chạy bộ thì tôi cần lưu ý điều gì để tránh chấn thương đầu gối?

    (Việt Hoàng, 30 tuổi, Hồ Chí Minh)

    Trả lời:

    ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ, Trưởng khoa Y học thể thao và Nội soi, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, bản thân việc chạy bộ không gây hại cho đầu gối, ngược lại còn mang đến nhiều lợi ích. Duy trì thói quen chạy bộ đều đặn giúp tăng sản sinh dịch khớp, giúp sụn khớp được bôi trơn và đàn hồi tốt hơn, đồng thời kích thích cơ thể tái tạo sụn mới.

    Đặc biệt, bộ môn này còn làm giảm nồng độ các chất gây viêm (cytokine) trong khớp gối, từ đó bảo vệ đầu gối chắc khỏe và giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp gối.

    nguoi-benh-thoai-hoa-khop-goi-nen-chay-bo-nhu-the-nao
    Chạy bộ không làm hại khớp gối hay gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối

    Nghiên cứu kéo dài gần 20 năm, đăng trên Thư viện Quốc gia Mỹ chỉ ra, trong khi dấu hiệu thoái hóa khớp gối xuất hiện ở 32% nhóm người không chạy bộ, thì với những người chạy bộ thường xuyên, con số này chỉ ở mức 20%. 

    Một thống kê trên hơn 2.000 người cho kết quả, những người đang chạy bộ có nguy cơ đau đầu gối ít hơn 29% so với những người không chạy bộ. Ngay cả những người đã từng chạy bộ (hiện đã dừng chạy) cũng ít bị đau đầu gối hơn những người chưa từng tập luyện bộ môn này.

    Tuy nhiên, ThS.BS Trần Anh Vũ nhấn mạnh, đầu gối có thể bị đau, chấn thương, tăng nguy cơ thoái hóa nếu tập luyện chạy bộ sai cách hoặc chạy sai kỹ thuật. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ tổn thương đầu gối khi chạy bộ, các vận động viên, nhất là những người mới bắt đầu tiếp xúc với bộ môn này như độc giả Việt Hoàng cần lưu ý một số yếu tố như luôn khởi động trước khi chạy, lựa chọn giày phù hợp, không chạy quá sức, dừng chạy khi thấy đau, xen kẽ các buổi tập luyện tăng sức bền, đồng thời chủ động bổ sung dưỡng chất thiên nhiên, chẳng hạn Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Eggshell Membrane… để nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe, cử động linh hoạt.

    Trả lời:

    PGS.TS.BSCC Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội

    Chào bạn,

    Với tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng L1 – L2, việc điều trị sẽ kết hợp giữa điều trị nội khoa cùng với các biện pháp phục hồi chức năng. Để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị lâu dài, bạn nên hạn chế chạy bộ, mà nên đi bộ nhẹ nhàng. Bạn vẫn có thể tham gia các hoạt động thể thao như bơi lội, chừng 20 – 30 phút mỗi ngày….
    Trong sinh hoạt hàng ngày, phải đặc biệt chú ý không bê vác nặng, không làm các động tác xoắn vặn người.

    Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bạn có thể gửi hình ảnh phim MRI, X-quang và câu hỏi của mình trong group Y học thể thao Tâm Anh: https://www.facebook.com/groups/395429545431166.

    Các bác sĩ, chuyên gia sẽ trao đổi và tư vấn cho bạn nhanh hơn, bạn nhé!

    Trả lời:

    ThS.KHTT Phạm Thanh Nghị, Chuyên viên khoa Y học thể thao và Nội soi, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

    Chào bạn,

    Trong khoảng 4 – 6 tuần sau chấn thương, bạn nên hạn chế các hoạt động gây chấn động mạnh đến khớp gối như chạy, nhảy hoặc các hoạt động có động tác lặp đi lặp lại với khớp gối, thay vào đó để duy trì vận động bạn có thể tham gia bơi lội hoặc đổi sang các bài tập đối với phần trên. Bên cạnh đó, thời gian hồi phục chấn thương sẽ phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau như tuổi tác, và tình trạng tổn thương (tổn thương sụn chêm, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm bao hoạt dịch …) vì thế cần có thêm sự thăm khám và theo dõi của bác sĩ.

    Với một người vận động thường xuyên nhưng có tổn thương khớp, bạn nên tham vấn các chuyên gia về Y học thể thao để xây dựng một chương trình tập luyện phù hợp với đặc điểm sinh lý và bệnh lý nhằm trách hoặc giảm thiểu được các nguy cơ chấn thương không đáng có trong tương lai nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

    Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bạn có thể gửi hình ảnh phim MRI, X-quang và câu hỏi của mình trong group Y học thể thao Tâm Anh: https://www.facebook.com/groups/395429545431166 . Các bác sĩ, chuyên gia sẽ trao đổi và tư vấn cho bạn nhanh hơn, bạn nhé!

    Trả lời:

    ThS.BS.CKI Trần Thị Thanh Tú, Bác sĩ khoa Lão khoa Cơ xương khớp, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

    Chào bạn,

    Tình trạng đau ngay chính giữa gót chân hoặc quanh gót chân đặc biệt khi đi lại, chạy nhảy hoặc vào sáng sớm khi thức dậy thường gặp trong các triệu chứng thuộc bệnh lý viêm gân gót.

    Bệnh nhân bị viêm gân gót cũng thường sẽ cảm thấy đau khi ấn vào vị trí này. Tình trạng này sẽ thường gặp ở những người chơi thể thao thường xuyên sử dụng vùng gót chân hoặc những bệnh nhân chạy bộ nhưng sử dụng đế giày cứng… Để chẩn đoán chính xác, ngoài triệu chứng lâm sàng, bạn sẽ được siêu âm vùng gót chân phát hiện tình trạng phù nề, tăng tưới máu tại vị trí viêm. X-quang xương gót chân cũng giúp loại trừ những tổn thương xương kèm theo. Điều trị chính yếu của bệnh lý này là kháng viêm. Bạn có thể được sử dụng các thuốc kháng viêm toàn thân như nhóm NSAIDs hay Corticoid trong 2-4 tuần tùy theo tình trạng đáp ứng.

    Một số trường hợp nếu không cải thiện, bác sĩ có thể tiêm kháng viêm tại chỗ ngay vị trí bị đau. Một điều điều cần lưu ý nữa, bạn cần phải giảm cường độ sử dụng vùng gót chân trong thời gian điều trị, kết hợp các bài tập vật lí trị liệu, chườm lạnh tại chỗ để hỗ trợ giúp tổn thương mau lành và giảm nguy cơ tái phát.

    Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bạn có thể gửi hình ảnh phim MRI, X-quang và câu hỏi của mình trong group Y học thể thao Tâm Anh: https://www.facebook.com/groups/395429545431166 . Các bác sĩ, chuyên gia sẽ trao đổi và tư vấn cho bạn nhanh hơn, bạn nhé!

    Trả lời:

    ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà, Bác sĩ khoa Y học thể thao và Nội soi, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

    Chào bạn,

    Đau vùng gót chân sẽ có 2 vị trí quan trọng mà chúng ta cần lưu ý: gân gót và cân gan chân. Cả 2 vùng gân này đều đảm nhận chức năng quan trọng trong việc đi – đứng – chạy – nhảy của chúng ta trong cuộc sống.

    Tình trạng đau của bạn nếu tái đi tái lạị nhiều lần sẽ làm cho tổn thương gân phục hồi dạng mô xơ. Với loại tổn thương này, phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào vùng tổn thương sẽ giúp phục hồi cấu trúc và sức mạnh của gân một cách nhanh chóng. Hiện nay, tại Bệnh viên Đa khoa Tâm Anh có phòng lab tạo được chế phẩm sinh học này và điều trị ngay trong buổi khám. Bạn hãy cố gắng sắp xếp và đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để điều trị càng sớm càng tốt, mau chóng trở về với các hoạt động thể thao mà bạn yêu thích nha. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

    Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bạn có thể gửi hình ảnh phim MRI, X-quang và câu hỏi của mình trong group Y học thể thao Tâm Anh: https://www.facebook.com/groups/395429545431166 . Các bác sĩ, chuyên gia sẽ trao đổi và tư vấn cho bạn nhanh hơn, bạn nhé!

    Trả lời:

    ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà, Bác sĩ khoa Y học thể thao và Nội soi, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

    Chào bạn,

    Xương mắt cá chân, xương gót, xương sên, hệ thống dây chằng và bao khớp là những thành phần cấu tạo nên khớp cổ chân. Khớp cổ chân khỏe mạnh sẽ giúp các hoạt động đi dứng, chạy, nhảy của chúng ta trở nên thoải mái và tự tin. Khi bạn có cảm giác đau và sưng ở vùng cổ chân nghĩa là có vấn đề liên quan đến một hoặc nhiều thành phần nêu trên. Trường hợp của bạn bị tái lại nhiều lần, nghĩa là các tổn thương đó đã không thể tự chữa lành với cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Do đó, bạn cần sắp xếp càng sớm càng tốt đến gặp bác sĩ chuyên chấn thương thể thao để được khám kỹ lưỡng xác định thành phần tổn thương và điều trị hợp lý với mục đích chơi thể thao mà không còn bị những triệu chứng như trên nữa.

    Một lưu ý mà bạn cần biết: Nếu để tình trạng này tái phát hoài, lâu ngày sẽ gây thoái hóa khớp, lúc đó đi bộ cũng gây đau đớn nữa. Chẩn đoán sớm, điều trị sớm luôn là cách tốt nhất, đặc biệt với những người yêu thích chơi thể thao như bạn. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

    Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bạn có thể gửi hình ảnh phim MRI, X-quang và câu hỏi của mình trong group Y học thể thao Tâm Anh: https://www.facebook.com/groups/395429545431166 . Các bác sĩ, chuyên gia sẽ trao đổi và tư vấn cho bạn nhanh hơn, bạn nhé!

    Trả lời:

    ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ, Trưởng khoa Y học thể thao và Nội soi, Phó giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

    Chào bạn,

    Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn có thể có nguy cơ cao bị đứt dây chằng chằng chéo trước (DCCT). Một trong các dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là khi chạy nhanh, chân sẽ bị khuỵu về phía trước; trong khi bạn đi đứng chậm rãi thì chân hoàn toàn bình thường. Bạn nên sớm đi thăm khám và chụp MRI để kiểm tra tình trạng tổn thương của mình một cách chính xác.

    Nếu bị đứt DCCT toàn phần, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng bằng gân tự thân hoặc gân nhân tạo. Trong trường hợp đứt DCCT bán phần, bác sĩ sẽ phẫu thuật để khâu nối lại DCCT bị tổn thương cho bạn. Tuy nhiên, nếu trì hoãn điều trị, bạn có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng cơ đùi teo dần, gặp nhiều khó khăn trong di chuyển, sinh hoạt đấy! Chúc bạn nhiều sức khỏe!

    Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bạn có thể gửi hình ảnh phim MRI, X-quang và câu hỏi của mình trong group Y học thể thao Tâm Anh: https://www.facebook.com/groups/395429545431166 . Các bác sĩ, chuyên gia sẽ trao đổi và tư vấn cho bạn nhanh hơn, bạn nhé!

    Trả lời:

    ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, Bác sĩ khoa Tái tạo khớp, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

    Chào bạn,

    Về mô tả triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể chia thành 2 trường hợp là đau từ bả vai đến hông lưng và đau ở vùng mông khi ngồi.

    Trong trường hợp đau từ bả vai lan tới hông, có nhiều nguyên nhân dẫn tới triệu chứng này như đau từ cột sống cổ, cột sống ngựa. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, nguyên nhân phổ biến có thể là hội chứng chóp xoay, đau khớp bả vai lồng ngựa và đau thần kinh liên sườn. Để chẩn đoán được một cách chính xác, bác sĩ phải thăm khám khớp vai, khớp bả vai lồng ngực cho đến đốt sống cổ của bạn.

    Sau đó, tùy vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn chụp MRI, điện cơ, siêu âm, chụp X-quang, từ đó mới đưa ra hướng điều trị thích hợp. Thông thường, với triệu chứng mới chỉ xuất hiện khoảng 2 tháng, bác sĩ chưa cần can thiệp phẫu thuật. Thay vào đó, bạn sẽ bắt đầu điều trị nội khoa trước (dùng thuốc, vật lý trị liệu, điện trị liệu và thay đổi lối sống).

    Trong trường nếu bạn bị ở vùng mông khi ngồi, nếu cơn đau từ mông lan xuống dưới chân, làm cho bạn đi lại khó khăn, chỉ đi lại được 100 – 200 mét và có cảm giác tê dần từ mông xuống chân, bạn có khả năng bị đau thần kinh tọa. Nếu chỉ đau ở vùng mông, bác sĩ hội chứng cơ hình lê… Để loại trừ các nguyên nhân này, bác sĩ sẽ cần bạn đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán trực tiếp.

    Ngoài ra, thoái hóa cột sống thắt lưng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chèn ép thần kinh tọa. Tuy nhiên, nếu chỉ mới bị đau khoảng 2 tháng, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt, loại trừ những nguyên nhân cấp tính có thể xảy ra, bạn nhé!

    Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bạn có thể gửi hình ảnh phim MRI, X-quang và câu hỏi của mình trong group Y học thể thao Tâm Anh: https://www.facebook.com/groups/395429545431166 . Các bác sĩ, chuyên gia sẽ trao đổi và tư vấn cho bạn nhanh hơn, bạn nhé!

    Trả lời:

    ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, Bác sĩ khoa Tái tạo khớp, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

    Chào bạn,

    Hiện có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp háng. Tuy nhiên, nếu năm 17 tuổi bạn đã bị viêm khớp háng thì khả năng cao đó là dạng viêm khớp do các bệnh lý hệ thống, tự miễn. Các bệnh lý này cần được theo dõi thường xuyên và cẩn thận. Do đó, điều cần làm hiện tại là bạn nên đến thăm khám trực tiếp với các bác sĩ chấn thương chỉnh hình để được chỉ định làm xét nghiệm miễn dịch cũng như bilan viêm, hình ảnh học khớp háng để chẩn đoán, điều trị và theo dõi sát nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

    Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bạn có thể gửi hình ảnh phim MRI, X-quang và câu hỏi của mình trong group Y học thể thao Tâm Anh: https://www.facebook.com/groups/395429545431166 . Các bác sĩ, chuyên gia sẽ trao đổi và tư vấn cho bạn nhanh hơn, bạn nhé!

    Trả lời:

    ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà, Bác sĩ khoa Y học thể thao và Nội soi, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

    Chào bạn,

    Để duy trì việc chạy bộ trong thời gian dài đòi hỏi khớp gối chúng ta phải khỏe. Bạn vẫn có thể tiếp tục duy trì chế độ rèn luyện sức khỏe của mình bằng việc chạy bộ, nhưng với điều kiện bạn cần đảm bảo sức khỏe của khớp gối bằng cách bảo trì hàng năm, nghĩa là cần được khám kiểm tra xem chất lượng xương, khớp, dịch khớp và sức mạnh cơ bắp bao bọc quanh gối, từ đó có kế hoạch thuốc men hay tập luyện bổ trợ năng lực vận động tối ưu cho khớp gối, bạn nha! Chúc bạn nhiều sức khỏe!

    Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bạn có thể gửi hình ảnh phim MRI, X-quang và câu hỏi của mình trong group Y học thể thao Tâm Anh: https://www.facebook.com/groups/395429545431166 . Các bác sĩ, chuyên gia sẽ trao đổi và tư vấn cho bạn nhanh hơn, bạn nhé!

    Trả lời:

    ThS.KHTT Phạm Thanh Nghị, Chuyên viên khoa Y học thể thao và Nội soi, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

    Chào bạn,

    Ảnh hưởng của việc tập luyện không đơn giản ở tần suất mà còn nằm ở phương pháp và hình thức. Do đó, bạn cần phải quan tâm đến phương pháp và hình thức tập luyện nhiều hơn nữa.

    Việc tập luyện chạy bộ giúp gia tăng tầm vận động của khớp, giúp cho hệ thống xương khớp mạnh khỏe hơn. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý đến phương pháp và hình thức tập luyện như sau:
    – Tránh những chế độ luyện tập tác động mạnh đến khung xương;
    – Chú trọng đến việc căng giãn cơ trước và sau khi tập;
    – Tuân theo tư vấn của các chuyên gia để xây dựng một chương trình phù hợp với đặc điểm bệnh lý của bạn;
    – Về tần suất tập, bạn không cần phải giảm đi đối với tình trạng hiện tại của mình, thay vào đó hãy chú ý đến cường độ tập. Những điều đó mới thật sự quan trọng bạn nhé! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

    Nếu cần bác sĩ tư vấn thêm, bạn có thể gửi hình ảnh phim MRI, X-quang và câu hỏi của mình trong group Y học thể thao Tâm Anh: https://www.facebook.com/groups/395429545431166 . Các bác sĩ, chuyên gia sẽ trao đổi và tư vấn cho bạn nhanh hơn, bạn nhé!