Không nhiều người hiểu được ý nghĩa của cách chọn giày chạy bộ phù hợp với đôi chân và mục đích chạy bộ của mình. Tuy nhiên, ngay cả những điều nhỏ nhất như kích đầu ngón chân, rộng gót chân, thiếu độ đệm… của giày cũng có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm và độ an toàn của bạn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin vừa quen vừa lạ giúp bạn chọn được đôi giày chạy bộ vừa chân.
Mặc dù việc mua hàng online đang ngày càng phổ biến, nhưng để chọn và mua đôi giày chạy bộ phù hợp nhất, bạn nên đến trực tiếp cửa hàng để trải nghiệm thử giày theo các tiêu chí sau (1):
Bàn chân mỗi người có độ lõm khác nhau hay còn được gọi là vòm chân. Thông thường, vòm chân được chia làm 3 loại: vòm chân thấp, vòm chân trung tính và vòm chân cao.
Vòm chân thấp: Còn được gọi là bàn chân phẳng hoặc lõm rất ít. Khi nhìn vào dấu chân của người có bàn chân phẳng sẽ thấy hình dạng bàn chân liền mạch, y như miếng lót giày. Tuy nhiên, dạng vòm chân thấp sẽ dễ gặp chấn thương hơn nên cần chọn loại giày hỗ trợ chuyển động.
Vòm chân trung tính: Được tính từ phần kết nối giữa mũi chân đến gót chân, chính là phần lõm ở giữa lòng bàn chân. Người có vòm chân trung tính sẽ có phần lõm không quá to, khi chạy hoặc đi, chân sẽ tiếp đất bằng phần má ngoài để tạo nên cơ chế chống sốc và giữ thăng bằng cho cơ thể.
Vòm chân cao: Là lòng bàn chân có lõm sâu, tiết diện tiếp xúc của bàn chân với mặt phẳng là ít nhất trong các loại vòm chân. Vì vậy, khi chọn giày chạy bộ, nên chọn giày có đệm lót dày hơn, đủ để “trám” vào phần lõm sâu của chân.
Thông thường địa hình chạy bộ được chia thành 3 loại chính: đường trường, đường địa hình và tập luyện chéo. Khi đã chọn lựa địa hình chạy bộ, bạn có thể xem xét các chi tiết của đôi giày như hỗ trợ vòm và đệm bàn chân trước cho mỗi bước chạy thêm chắc chắn.
Kiểm tra hình dáng chân thông qua phần đế giày đã chạy có thể biết bạn có phong cách chạy bộ như thế nào. Từ đó lựa chọn được giày phù hợp, giảm nguy cơ chấn thương..
Mặc dù có thể mua giày online nhưng việc đến cửa hàng để “tận tay” thử từng giày, sờ kỹ chất liệu của giày… giúp bạn cảm nhận chính xác hơn từ kích cỡ, độ đệm đến màu sắc của giày chạy bộ.
Đệm là phần rất quan trọng đối với những vận động viên chạy bộ. Chuyển động lăn của chân giúp bàn chân của bạn hấp thụ sốc và sẽ truyền qua các khớp về phía cột sống của bạn. Lúc này, phần đệm trong giày có tác dụng làm giảm sốc, giảm xảy ra chấn thương khi chạy nhanh (2).
Giày tăng sự ổn định là tốt nhất cho người chạy với vòm chân bình thường và chỉ có vấn đề về kiểm soát. Kết cấu ổn định ở mỗi đôi giày này sẽ không làm thay đổi quá nhiều hình dạng của chân. Giày ổn định thường được xây dựng với một vòm mỏng bao bọc từ trước ra sau chân để mang lại sự cân bằng cho bàn chân sau và sự linh hoạt của bàn chân trước.
Giày tăng sự ổn định có hỗ trợ bổ sung ở khu vực đế giữa, đặc biệt là dưới vòm để ngăn chặn độ nghiêng vào trong của chân. Ngoài ra còn có thêm đệm ở đế giữa nhằm duy trì độ bằng phẳng của bàn chân.
Giày kiểm soát chuyển động được thiết kế để hỗ trợ thêm cho những người chạy bộ có bàn chân bẹt và nặng hơn 80kg. Đây là loại giày chạy bộ ổn định nhất cho tình trạng quá tải nghiêm trọng và được trang bị lớp đệm dày – đặc và chắc chắn bao quanh vòm chân.
Lưu ý khi bạn muốn chọn giày chạy bộ kiểm soát chuyển động:
Đây là kiểu giày ít phổ biến nhất vì ngày càng nhiều nhà sản xuất hướng đến những đôi giày tăng sự ổn định.
Một trong những xu hướng gần đây của những người chạy bộ là mang giày chạy bộ chân trần. Loại giày này trông giống như găng tay hơn là giày. Nhiều loại không có đệm ở đệm gót hoặc chỉ có một lớp rất mỏng khoảng 3-4mm, vì vậy không có tính năng hỗ trợ hoặc ổn định vòm chân.
Chúng thường được gọi là giày “năm ngón” bởi được lấy cảm hứng từ việc chạy bộ bằng chân trần, giày chạy bộ chân trần tiếp xúc sát mặt đất, nhẹ hơn và ít đệm hơn so với giày chạy bộ thông thường. Chúng được thiết kế để đáp ứng mong muốn của việc chạy chân trần.
Giày tối giản là loại giày thiết kế giúp cho người mang có cảm nhận chân thực như đang chạy hoặc đi bộ bằng chân trần so với giày truyền thống. Giày tối giản có lớp đệm vừa phải, đế mỏng, không gian mũi giày rộng và có trọng lượng nhẹ hơn các loại giày chạy bộ khác. Mang giày tối giản để chạy bộ có khả năng bảo vệ chân khỏi các điều kiện và nguy hiểm trên mặt đất (chẳng hạn như đá cuội và bụi bẩn). Nghiên cứu cho thấy đi giày tối giản có thể giúp cải thiện sức mạnh của bàn chân và chức năng của vòm.
Mách bạn những cách chọn giày chạy bộ vừa vặn, êm chân (3):
Một đôi giày chật hoặc rộng sẽ khiến cho bạn không thể trải nghiệm trọn vẹn cuộc chạy bộ của mình. Lý tưởng nhất là lúc thử giày nên chừa một khoảng trống trước mũi giày sao cho nhỏ hơn 1 đốt ngón tay. Điều này sẽ giúp các ngón chân của bạn không cảm thấy chật chội hoặc bị phồng lên khi di chuyển quá nhiều.
Bàn chân có xu hướng phồng và to lên khi bạn chạy và di chuyển nhiều sau một ngày dài sinh hoạt, vì vậy việc thử giày vào buổi chiều hoặc buổi tối có thể mang lại cảm giác vừa vặn chính xác hơn.
Nhiều người lầm tưởng rằng với một kích thước giày sẽ phù hợp với tất cả các hãng giày khác nhau. Ví dụ: kích cỡ số 8 trong Nike sẽ giống với số 8 trong New Balance. Nhưng các kích cỡ của các hãng giày sẽ không giống nhau vì hình dạng giày và cách giày được khâu lại với nhau là khác nhau. Hãy đo chân của bạn mỗi khi chọn giày chạy bộ mới và luôn thử lại giày cho vừa vặn.
Cách đo chu vi của bàn chân được thực hiện như sau: Dùng thước dây quấn vòng tròn đi qua chỗ rộng nhất của bàn chân là từ ngón chân thứ nhất sang ngón chân thứ năm. Thả lỏng bàn chân, để vuông góc với mặt sàn để có kết quả đo chính xác nhất. Người được đo ngồi tự nhiên, bàn chân đặt trên mặt phẳng vuông góc với cẳng chân.
Kích thước bàn chân của bạn thay đổi theo thời gian, vì vậy, điều quan trọng là phải đo cả 2 chân khi thử giày chạy bộ mới. Một số người có một bàn chân lớn hơn. Hãy thử cả giày bên phải và bên trái của chân.
Cách chọn giày chạy bộ không thể bỏ qua đó là xác định độ ôm của gót chân. Một đôi giày có gót ôm khít với gót của bạn giúp giữ khu vực quanh mắt cá chân luôn ổn định.
Nếu bạn chú trọng đến độ ổn định và giữ thăng bằng của dáng giày hãy dành thời gian đứng lên để quan sát giày từ trên cao nhìn xuống. Nếu phần đế giày to hơn phần mũi giày, có nghĩa là bạn đã chọn đúng giày chạy bộ giúp bảo vệ chân an toàn và độ ổn định cao hơn.
Mang tất, dụng cụ chỉnh hình mà bạn thường mang khi chạy bộ theo trong lúc chọn giày chạy bộ. Độ dày của tất và các dụng cụ chỉnh hình thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khi chạy bộ.
Chất liệu của phần bao phủ mu bàn chân cần tránh chất liệu thô cứng, thay vào đó là chọn chất liệu mềm mại, tốt nhất là có độ đàn hồi, bạn sẽ cảm nhận được sự vừa khít mỗi khi xỏ giày. Thấu hiểu được mong muốn này, nhiều nhãn hàng sản xuất giày đã chọn chất liệu dệt kim với độ đàn hồi tốt hơn chất liệu da hay cao su đã xuất hiện ngày càng nhiều. Ngoài ra, nhiều mẫu giày còn được may liền thành một khối, không mối nối, nhờ vậy không gây cảm giác khó chịu khi sử dụng.
Khối lượng và loại đế giày chạy bộ thường có sự khác biệt giữa người bắt đầu tập chạy và người chạy chuyên nghiệp. Do đó, không chỉ chú trọng đến kích cỡ, vòm chân mà bạn cũng cần quan tâm đến đặc tính của phần đệm giày có thật sự phù hợp với phong cách chạy của bạn hay không.
Một số hãng giày nổi tiếng trên Thế giới có sản xuất chuyên giày dành cho bộ môn chạy bộ được đề xuất là Asics & Mizuno, Nike, Adidas, Biti’s…
Mỗi loại giày chạy bộ sẽ được thiết kế phù hợp với từng mục đích chạy bộ. Để chọn giày chạy bộ đúng thì bạn cần phải biết địa hình mà mình sắp sửa chạy để chọn đôi giày phù hợp:
Là những loại giày được thiết kế để chạy trên mặt đường bằng phẳng, vỉa hè và các đường chạy không có chướng ngại. Các loại giày này thường rất nhẹ và linh hoạt, được làm bởi những miếng đệm hoặc miếng ổn định bàn chân, khi chạy giúp nâng đỡ chân trên các bề mặt cứng.
Là loại giày được thiết kế để chạy trên những bề mặt lồi lõm, nhiều đá, bùn, rễ cây và nhiều trở ngại khác như trong đường rừng. Đế giày có vấu dày hơn để tăng khả năng bám đường trên đất, tuy nhiên vấu giày không quá rộng để giúp ngăn bám vào đá. Thường đế giày chạy địa hình sẽ có thêm chất chống thấm, làm cho chúng kém thoáng khí hơn. Một số giày có miếng cao su giày dưới đế để tăng cường độ bám dính và bảo vệ bàn chân tốt hơn.
Loại giày này được thiết kế dành cho cho các bạn tập luyện tại các phòng tập thể dục, tập gym hay Crossfit… Cấu tạo đế dày, phần gót và vòm bàn chân có độ dày tương đương nhau, phần mũi chân mỏng hơn và vát nhẹ, vì vậy khá phù hợp để hỗ trợ vận động và tiêu thụ năng lượng.
Một số chất liệu thường được dùng để sản xuất giày chạy bộ, được liệt kê theo thứ tự từ ngoài vào trong (4):
Nhìn chung, đa phần khi chọn giày chạy bộ nên chọn loại giày có phần mũi được cấu tạo từ những chất liệu kể trên liên kết với lớp vải lót mặt trong giày. Lớp vải lót giúp ngăn hơi ẩm thấm từ bên ngoài vào trong giày, nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng cho đôi chân.
Đệm đế giày chạy bộ có 2 vấn đề cần quan tâm là độ cứng và độ dày (còn gọi là chiều cao của lớp đệm) của chất liệu giày giữa chân bạn và mặt đất. Chất liệu đệm trong đế giày thường là một loại xốp, thường là xốp EVA hoặc polyurethane, giúp hấp thụ các tác động khi chân bạn chạm đất.
Tùy theo sở thích cá nhân, bạn có thể chọn giày chạy bộ có miếng đệm lót có đệm tối đa đến những miếng lót không có đệm, độ dày hay độ chắc chắn của những miếng đệm lót dưới chân bạn là thuộc sở thích cá nhân. Cách tốt nhất để quyết định là thử nhiều loại giày và xem cảm giác khi mang mỗi đôi.
Hầu hết giày chạy bộ với cường độ nhẹ, mặt đường trơn láng được làm đế giày bằng cao su các-bon có bề mặt gồ ghề. Cao su nở (blown rubber) có độ êm tốt hơn – thường được sử dụng ở vòm bàn chân. Những người chạy đường địa hình thường có xu hướng dùng giày với lớp đế ngoài bằng carbon rubber để chống chọi tốt hơn với những địa hình trắc trở, ngăn chặn trầy xước nên có khối lượng cao hơn so với giày chạy bộ đường nhựa.
Đây là độ chênh lệch về độ dày của gót so với mũi giày. Chỉ số này sẽ ảnh hưởng đến việc đôi chân sẽ tiếp đất ra sao. Khoảng chênh lệch phổ biến từ 0-8mm giúp chân tiếp đất bằng cả bàn chân hoặc lòng bàn chân khi chạy bộ. Với mức chênh lệch cao hơn khoảng chỉ số từ 10 – 12mm giúp bạn tiếp đất bằng gót chân.
Gót giày là phần có cấu trúc hơi cứng hơn những phần còn lại của giày, giúp định hình gót giày và kiểm soát chuyển động mỗi khi chạy bộ. Nếu người chạy bộ mắc chứng viêm gót chân hoặc thoái hóa gót chân sẽ giảm bớt khó chịu hơn.
Bộ phận này nằm ở giữa giày ngay phần lõm của lòng bàn chân, giúp kiểm soát chuyển động, kiểm soát độ lật vào trong hay ra ngoài quá mức của bàn chân, được thiết kế cho những người có bàn chân lệch trong hay bàn chân lệch ngoài.
Có những lỗi mà người mua giày chạy bộ thường lặp đi lặp lại khi họ đến cửa hàng mua giày. Nhưng không phải là ai cũng nhận ra, đó là:
Trên đây là những thông tin thú vị về cách chọn giày chạy bộ cho người mới bắt đầu đúng cách. Bạn hãy dành thời gian để tham khảo và tận hưởng hành trình chạy bộ sắp tới nhé!